Posts tagged ‘dai den karate’

April 12, 2012

Hakama, Kenjutsu – Và đôi điều chia sẻ

Vietnhatclub đã tập luyện Kenjutsu được hơn 03 tháng. Đó là một quãng thời gian chưa đủ dài để các bạn trẻ tham gia tập luyện có thể hiểu và thấm nhuần những tinh thần samurai, kiếm thuật, hay trang phục… nhưng cũng đủ để chúng ta có thể làm quen và bước những bước đi đầu tiên. Hôm nay Vietnhatclub xin có đôi điều chia sẻ cùng các bạn về trang phục và cách chúng ta sử dụng nó, đó là một chút về Hakama.

Hakama là một loại trang phục truyền thống ở Nhật Bản. Hakama bao phủ phần dưới cơ thể tương tự như một chiếc váy rộng được xếp nếp cẩn thận. Hakama vốn chỉ được mặc bởi nam giới, nhưng ngày nay chúng cũng được mặc bởi cả những người phụ nữ. Hakama được mặc từ phần hông cho tới khoảng mắt cá chân.

Hakama vốn được phát minh bởi các samurai khi cưỡi ngựa rất dễ bị va chạm vào chân, và cần mặc quần để bảo vệ (và vì kimono không có quần). Các samurai thường nhét katana (thanh kiếm samurai) của họ vào lỗ hổng bên hông trái của quần hakama. Những thanh katana được đeo ngược, với lưỡi cong hướng lên trời. Khi cần giao đấu, samurai dùng tay trái để xoay thanh kiếm 90 độ về bên trái, khi đó lưỡi kiếm nằm ngang ở phía trái; sau đó đặt tay phải lên chuôi kiếm. Với động tác đó, họ có thể vừa rút kiếm vừa tấn công kẻ thù rất nhanh.

Theo một số nguồn tư liệu khác cho rằng do nhầm lẫn nên người ta nói rằng họ (samurai) sử dụng nó để giấu đi những cử động và tư thế trước kẻ thù, nhưng thực tế, các chiến binh thường xắn hakama lên qua thắt lưng trước khi cuộc đương đầu sắp xảy ra cũng như ống tay áo kimono được buộc ra sau bởi một sợi thừng nhỏ. Sau này, hakama cũng được dùng để bảo vệ quần áo khỏi bẩn và nhàu.

Ngày nay hakama được mặc bởi các võ sinh Aikido, Kendo và Kenjutsu, Iaido…, và thường có màu xanh đen; Ở góc độ võ học, Hakama tượng trưng cho một trình độ tiên tiến cũng như sự hiểu biết về võ thuật của võ sinh. Ngoài ra, người mặc hakama cũng thể hiện mức độ hiểu biết tinh thần vốn có trong võ sĩ đạo Nhật Bản (lược dịch từ cuốn “The warrior’s way”). Chính vì lẽ đó, chúng tôi mong rằng, các bạn học viên Kenjutsu của Vietnhatclub khi đã mặc Hakama trên mình thì cần hiểu được ý nghĩa của nó. Đó không phải là một bộ cosplay có tính thời trang, mặc vào để chụp ảnh cho đẹp, mà chính là tinh thần, là cái “võ đạo” (Budo) trong con người bạn.

Hakama có 7 nếp gấp ( 5 trước, 2 sau ) mỗi nếp gấp mang một ý nghĩa riêng:

Người võ sinh, dù luyện tập Karatedo hay Kenjutsu đều cần hiểu và thấm nhuần những tư tưởng, đạo lý này, để rồi qua đó rèn luyện bản thân mình theo năm tháng. 7 nếp gấp trên Hakama mà bạn đang mặc giống như những lẽ sống, đạo lý và tính cách của một người võ sinh.

Một buổi tập luyện không phải chỉ bắt đầu khi ta cầm boken lên và thực hiện những động tác, những bước di chuyển, mà nó bắt đầu bằng việc mặc Hakama, rồi kết thúc bằng việc gấp Hakama cẩn thận. Biết gấp Hakama như thế nào cũng là một phần quan trọng, và nếu gấp đúng cách thì dù hakama có dây đai dài đến đâu, nhiều nếp gấp tới đâu, vẫn sẽ gọn gàng, ngăn nắp.

Mặc và gấp hakama không khó, vấn đề là ở lòng kiên nhẫn và sự tôn trọng của mỗi võ sinh chúng ta dành cho nó. Cách bạn “đối xử” với hakama nói lên tính cách con người của bạn, không chỉ ở trong dojo mà cả ở cuộc sống bên ngoài. Nếu bạn vo tròn hakama, hay gấp một cách vô thức, gấp ẩu, hoặc treo lên, thì dần dần 7 nếp gấp kia sẽ không còn nữa… và chắc rằng không ai trong chúng ta muốn rằng “7 nếp gấp trong chúng ta” cũng méo mó, mất đi theo năm tháng. Mỗi một võ sinh, sau buổi tập, chỉ cần dành ra 5 phút, vuốt thẳng từng nếp gấp, và gấp gọn gàng cẩn thận thì ngoài việc luôn giữ gìn được võ phục của mình, đó cũng là 1 lần chúng ta soi lại mình, và rèn luyện những đức tính cần thiết trong cuộc đời của mình sau này. Tôi tin các bạn có thể làm được, bởi tôi đã thấy các bạn có thể thực hiện nhiều động tác khó của Karate, Kenjutsu một cách thuần thục.

Có người đã nói với tôi rằng: “Nếu bạn muốn học cách triệt hạ đối thủ, bạn có thể vào quân đội, bạn có thể học võ đường phố, ở đó người ta sẽ dạy bạn mọi kỹ năng để chiến đấu, sinh tồn… nhưng nếu muốn học đạo thông qua võ thuật, bạn hãy tới Dojo và sống với tinh thần của nơi đó”. Hy vọng rằng, các bạn trẻ sẽ là thế hệ thể hiện và truyền tải cho các thế hệ sau có được tinh thần “võ đạo” của Vietnhatclub. Thay cho lời kết, tác giả xin được nhắc lại lời của thầy Funakoshi rằng “Karate bắt đầu bằng lễ và kết thúc cũng bằng lễ”, điều này luôn đúng, không chỉ trong karate mà cả trong võ đạo, trong cuộc sống.

Câu lc b Võ thut Vit Nht

“Hc võ là hc đo”

Mobile: 01684 515 991

Email: vietnhatclub.haithanh@gmail.com

Yahoo: thanhnh4786

Skype: thanhnh4786

Website: http://vietnhatclub.org

Weblog: https://vietnhatclub.wordpress.com